Bước 1: Thương nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ công thương/ Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận CFS.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng đề nghi cấp CFS, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo hình sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân cho từng loại mặt hàng xin CFS.
de nghi cap CFS
Ps: – Để chắc thêm Quy trình sản xuất từng loại mặt hàng xin CFS có dấu treo ( nếu có)
– Hợp đồng/ giấy tờ chứng nhận chi nhánh/ đơn vị gia công có dấu treo (nếu có)
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương/Cục An toàn thực phẩm thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, Cục An toàn thực phẩm có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bộ Công Thương/ Cục An toàn thực phẩm có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.